Thăm Hồ Ayun Hạ ghé đảo Cô Đơn

518

Thăm Hồ Ayun Hạ ghé đảo Cô Đơn

Rong ruổi trên lòng hồ Ayun Hạ giữa mây trời, sông núi ấp ôm bóng. Ghé thăm đảo Cô Đơn không vắng bón người phụ nữ là một trải nghiệm tuyệt vời của du khách trong hành trình khám phá sông nước Gia Lai.

Hồ Ayun Hạ với diện tích 37 km2

Hồ Ayun Hạ là hồ nước nhân tạo, hình thành khi dòng sông Ayun được chặn lại vào đầu năm 1994, để khởi công xây dựng công trình thủy lợi Ayun Hạ.

Diện tích lòng hồ Ayun Hạ lên đến 37 km2 với dung tích hữu ích khoảng 253 triệu m3 nước. Hồ có chiều dài hơn 20 km, nơi rộng nhất hơn 2 km. Nếu đi ca nô với tốc độ cao thì phải mất 1 ngày mới hết viền lòng hồ.

Đập chính và cửa cấp nước của hồ nằm trên địa bàn xã Chưa A Thai – huyện Ayun Pa, cách thành phố Pleiku 70 km về phía Tây. Vùng ngập chính của hồ thuộc địa phận xã H’bông, huyện Chư Sê.

Bến thuyền du lịch hồ Ayun Hạ. Ảnh: sưu tầm.

Hồ nằm trên sông Ayun, ở phía hạ nguồn, nên có tên là Ayun Hạ cùng tên với công trình đại thủy nông.

Hồ nằm giữa đôi bờ rừng nguyên sinh, uốn khúc theo thung lũng, chân đồi, lúc co lại như vòng eo, khi phình rộng ra tạo thành dáng hình kỳ lạ hữu tình của một vùng nước non xanh lồng lộng mây trời.

Hồ Ayun Hạ có chiều dài hơn 20 km, chạy dọc theo nhiều làng dân tộc thiểu số Bahnar và Jrai, tiếp giáp tận huyện Mang Yang, nơi rộng nhất hơn 2 km, độ sâu giữa lòng hồ có nhiều nơi hơn 20 mét.

Đập thủy lợi hồ Ayun Hạ. Ảnh: sưu tầm.

Nếu có thời gian lưu lại bên bờ rừng nguyên sinh yên lành, thỉnh thoảng nghe tiếng chim muông hót gọi nhau, bạn cũng có thể mua và thưởng thức con cá tươi ngon của hồ Ayun Hạ.

Cá chép, cá mè, cá lăng, cá trắm cỏ… và đặc biệt, cá thát lát có rất nhiều trong hồ rộng mênh mông này.

Ayun Hạ hồ trên núi

Hồ Ayun Hạ hiện ra như một viên ngọc bích khổng lồ nằm giữa vòng tay ôm của hai dãy núi sừng sững, mùa khô là lúc mặt hồ Ayun Hạ đẹp nhất trong năm, mùa này nước hồ xanh trong thăm thẳm đến nao lòng, để du khách thả tầm nhìn mê đắm xuống lòng hồ

Mùa khô mặt nước hồ Ayun Hạ xanh trong vắt. Ảnh: sưu tầm.

Nhìn trên bản đồ, hồ Ayun Hạ giống như một con bọ cạp khổng lồ đang giơ cặp càng ra phía trước, đấy là phía thượng nguồn của dòng sông Ayun hiền hòa nằm mãi tận huyện Mang Yang.

ho ayun ha gia lai 12

Còn phần thân con bọ cạp phình ra thì trải dài từ huyện Mang Yang qua huyện Chư Sê. Khi sông Ayun đổ về đến xã Chư A Thai của huyện Phú Thiện và bị chặn lại bởi con đập khổng lồ chắn ngang hai dãy núi như cái đuôi ngoe nguẩy hất lên của con bọ cạp.

Ghé Đảo Cô Đơn – Không phụ nữ

Trên hồ Ayun Hạ có nhiều đảo hoang không bóng người, mỗi đảo cách nhau vài cây số. Nhưng duy nhất có một hòn đảo khoảng 10 người đàn ông quê ở Phù Mỹ – Bình Định mưu sinh giữa đồng không mông quạnh. Người ta đặt tên đảo Cô Đơn là vậy.

Những chiếc thuyền neo đậu ở đảo Cô Đơn.

Rất nhiều người dân trong vùng lẫn khách du lịch không hề biết sự tồn tại của hòn đảo đặc biệt này. Từ bờ đập hồ AYun Hạ, muốn vô đảo phải đi xuồng máy thêm 20 phút, đó cũng là con đường duy nhất dẫn vô đảo. Đây là địa điểm mới và ít người biết đến

Những túp lều xiêu vẹo, tạm bợ, tạo nên vẻ buồn man mác ở đảo Cô Đơn. Ảnh: Đào Phúc Quang Vũ.

Đảo Cô Đơn – đúng theo tên gọi của nó, chào đón khách đường xa không phải là một nơi thơ mộng, xinh đẹp mà là hình ảnh những thân cây đã chết khô từ bao giờ.

Những chiếc xuồng máy nằm trơ trọi ven bờ, những túp lều xiêu vẹo, tạm bợ, tạo nên vẻ buồn man mác và huyền bí mà không nơi nào có được.

Đảo Cô Đơn chỉ toàn là đàn ông, không bóng người phụ nữ nào. Ảnh: sưu tầm.

Trên đảo chỉ có hơn chục người đàn ông mà không có bóng dáng người phụ nữ nào. Những người sống trên đảo Cô Đơn chủ yếu là Bình Định đến làm ăn. Họ dựng chòi ở tạm vài năm rồi đi, hết tốp người này đi thì tốp khác lại đến. Nơi đây không lúc nào đông người.

dao co don ho ayun ha gia lai 08

Những người đàn ông nơi đây sống bằng nghề đánh bắt cá. Mỗi ngày họ thả lưới rồi mang cá vô đập bán cho thương lái. Mỗi tháng họ kiếm được khoảng vài trăm ngàn, gom góp tiền vài tháng họ lại gửi về cho gia đình ở quê.

dao co don ho ayun ha gia lai 03

Chú Phạm Văn Cường, người đã sống trên đảo hơn 20 năm tâm sự:

Mọi người và khách tham quan thì cũng hay vô, nhưng riêng gia đình thì chú không muốn. Không muốn họ thấy cảnh sống vất vả, cô đơn thế này

Cuộc sống khó khăn và tạm bợ, không có điện, không tivi, không đầy đủ tiện nghi nhưng những con người nơi đây vẫn luôn căng mình làm lụng với mong muốn gửi về cho gia đình những đồng bạc ít ỏi.

Họ vẫn chăm chỉ làm việc, sống một cuộc sống chân chất, hiền hòa với thiên nhiên.

Mất 20 phút đi thuyền mới tới đảo Cô Đơn trong hồ Ayun Hạ. Ảnh: sưu tầm.

Đảo Cô Đơn là nơi mang trong mình vẻ đẹp mộc mạc của núi rừng Tây Nguyên, không nhộn nhịp, thơ mộng nhưng Cô Đơn vẫn thu hút người ta bằng nét huyền bí của riêng mình.